|
Luật sư tư vấn giải quyết khi có người không đồng ý tỉ lệ phân chia di sản thừa kế |
Khi tiến hành phân chia di sản mà có đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý với việc phân chia di sản thì ưu tiên và khuyến khích các bên tự thỏa thuận với nhau để không chỉ đạt được kết các bên mong muốn mà còn giữ vững hòa khí vì theo lẽ thường các chủ thể trong quan hệ thừa kế là những người trong một gia đình. Nếu không tự thỏa thuận được với nhau thì có thể hòa giải thông qua người thứ ba hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp di sản thừa kế có tranh chấp là đất đai các bên có thể tiến hành hòa giải tại cơ sở (Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh). Vì đây là tranh chấp phân chia di sản thừa kế nên thủ tục hòa giải tại cơ sở không được xác định là điều kiện khởi kiện.
Trường hợp các bên tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì thẩm quyền thông thường được xác định như sau:
• Trường hợp các bên tham gia tranh chấp không có đương sự hoặc di sản ở nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp di sản tranh chấp là bất động sản thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
• Trường hợp các bên tham gia tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. |
Luật sư tranh tụng cách giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất |
Tranh chấp thừa kế nhà đất là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế như tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền hưởng di sản, tranh chấp do các phần di sản được hưởng không bằng nhau,… Khi xảy ra tranh chấp thì các bên có những hình thức giải quyết như sau:
- Thương lượng: Là việc hai bên tự thỏa thuận với nhau và đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).
- Hòa giải: Là cách giải quyết mà có người trung gian giúp các bên đưa ra phương án giải quyết tranh chấp (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).
- Khởi kiện: Là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc gửi đơn khởi kiện (phải có đơn khởi kiện và theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). |
Luật sư tư vấn Vợ có được quyền bán đất khi chồng mất không? |
1. Quyền sử dụng đất của chồng bạn được xác lập trước thời kỳ hôn nhân
Điều này có nghĩa quyền sử dụng mảnh đất này thuộc sở hữu riêng của chồng bạn. Do đó, khi chồng bạn qua đời mà không để lại di chúc thì mảnh đất và ngôi nhà này sẽ được chia theo pháp luật, tức chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).
2. Quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. |
Luật sư tranh tụng các cách giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đât |
3 hình thức giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất
Thương lượng
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc hai bên tự gặp gỡ, trao đổi và thỏa thuận với nhau cùng đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).
Hòa giải
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc mời một bên thứ ba (cá nhân, tổ chức) làm trung gian để phân tích, nêu quan điểm, gợi mở những phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thừa kế của hai bên liên quan (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).
Hai phương thức thương lượng và hòa giải mang tính mềm dẻo, linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, kết quả giải quyết không mang tính bắt buộc cho các bên liên quan.
Khởi kiện
Đây là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc gửi đơn khởi kiện (phải có đơn khởi kiện và theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Phương thức giải quyết có trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật; các bên phải thực hiện, nếu không sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi. Đặc biệt, chủ thể giải quyết sẽ đảm bảo sự công bằng và hợp lý trong việc giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, hình thức kiện tụng này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ, uy tín và danh dự các bên. Thời gian giải quyết tranh chấp cũng kéo dài, chi phí giải quyết khá lớn. |
Luật sư tư vấn điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất |
1. Điều kiện chung
1.1 Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 LĐĐ 2003 thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước với NSDĐ. Thông qua GCNQSDĐ, nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước chuyển giao quyền sử dụng đất. Nhằm có đầy đủ các căn cứ pháp lý để thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai, tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDĐ. Dù nhận quyền sử dụng đất dưới hình thức nào thì căn cứ rõ ràng nhất để xác định chủ thể có QSDĐ hợp pháp là chủ thể sử dụng phải đứng tên trên GCNQSDĐ. Mặt khác, giấy chứng nhận còn có ý nghĩa xác định phạm vi, giới hạn sự tác động đến đất đai của NSDĐ thông qua các nội dung: mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, diện tích sử dụng,… được ghi nhận trên giấy. |
Luật sư tư vấn xử lý di sản thừa kế khi người thừa kế mất tích? |
Người bị tòa án tuyên bố mất tích nếu còn tài sản để lại thì được người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người đó. Có các quyền và nghĩa vụ như sau:
• Giữ gìn, bảo quản tài sản của người mất tích như tài sản của chính mình;
• Bán ngày tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng;
• Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người bị mất tích bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà án.
• Giao lại tài sản cho người bị mất tích khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
• Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người bị mất tích. |
Luật sư tư vấn chia thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng ? |
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế được thực hiện thông qua 02 hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Đồng thời, Điều 612 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác
Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015).
Ngoài ra, có thể hiểu sổ tiết kiệm là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu của người đứng tên trên sổ với số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Bởi vậy, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm.
Do đó, khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật:
- Nếu người sở hữu sổ tiết kiệm có để lại di chúc thì sẽ ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc;
- Nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì sổ tiết kiệm sẽ được phân chia theo pháp luật. |
Luật sư tư vấn thủ tục cấp sổ đỏ khi nhận thừa kế |
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất; |
Luật sư tư vấn các trường hợp cháu được hưởng thừa kế từ ông bà |
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015: Di chúc thể hiện ý chí, nguyện vọng của cá nhân nhằm chuyển tài sản do mình sở hữu cho người khác sau khi chết. Vậy nên, ông bà hoàn toàn có quyền chỉ định cũng như phân chia tài sản thừa kế của mình cho các cháu nội, ngoại.
Khi di chúc có đề cập đến việc chia di sản cho người chấu thì hiển nhiên người cháu được hưởng tài sản thừa kế của ông, bà một cách hợp pháp. |
Luật sư tư vấn giải quyết khi có người không đồng ý trong việc phân chia di sản? |
• Trường hợp các bên tham gia tranh chấp không có đương sự hoặc di sản ở nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp di sản tranh chấp là bất động sản thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
• Trường hợp các bên tham gia tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. |
Luật sư tư vấn tranh chấp về phân chia đất thừa kế với con ngoài giá thú |
heo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
– Con thành niên mà không có khả năng lao động.
trừ trường hợp từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc thuộc trường hợp những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2015, gồm:
• Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó
• Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
• Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
• Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. |
Luật sư tư vấn các lưu ý đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài |
Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam(không phải là người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước)thì họ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (Điều 186, Luật Đất đai 2013). |
Luật sư tư vấn con cùng cha khác mẹ có được chia tài sản thừa kế? |
Xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy địnhcác hàng THỪA KẾ như sau:
• Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
• Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
• Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, trong trường hợp không có di chúc, vấn đề thừa kế được giải quyết theo pháp luật thì con cùng cha khác mẹ sẽ vẫn được “nhận thừa kế” quyền sử dụng đất của người cha với tư cách là con ruột của người để lại di sản. Tức họ vẫn được chia tài sản.
c. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Trong một số trường hợp đặc biệt để bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người có quan hệ thân thiết với người chết, pháp luật dân sự có quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Gồm:
• Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
• Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Nếu có tên con cùng cha khác mẹ trong di chúc hưởng di sản thì người con được quyền thừa kế đất đai tương ứng với di chúc. Nếu trong di chúc mà không có tên thì không được hưởng di chúc |
Luật sư tư vấn mẹ kế được hưởng thừa kế như thế nào? |
Mẹ kế được hưởng thừa kế như thế nào?
Theo quy định hiện hành, trường hợp không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng được xác định là không hợp pháp… thì di sản thừa kế của người chết được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Khoản 3 Điều này quy định những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ quy định nói trên, do bố bạn không để lại di chúc nên di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: mẹ kế và 4 anh em bạn. Việc mẹ kế của bạn muốn sở hữu riêng (đòi thừa kế) toàn bộ lô đất 1.000 m2 là không có căn cứ.
Về việc xác định di sản thừa kế: Do bạn không nói rõ nguồn gốc thửa đất nên chúng tôi chia ra làm hai trường hợp.
Trường hợp diện tích 1.000 m2 đất bố bạn đang đứng tên có trước khi kết hôn với mẹ kế của bạn; bố bạn được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; được chia riêng cho bố bạn theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc diện tích đất này được hình thành từ tài sản riêng của bố bạn thì toàn bộ được xác định là tài sản riêng của bố bạn. Trường hợp này về nguyên tắc, 1.000 m2 sẽ được chia đều cho mẹ kế và 4 anh em của bạn (mỗi người 200 m2) |
Luật sư tư vấn điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị |
a. Về đối tượng
• Những người THỪA KẾ thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.
• Người thừa kế thế vị phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. (Điều 613 BLDS 2015)
b. Về thời điểm phát sinh
Phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại). |