Luật sư gia đình
Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....
                                   LS TRẦN MINH HÙNG - Trưởng Hãng Luật Gia Đình
 
 
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật sư chuyên tư vấn pháp luật thừa kế tại quận bình tân
Một Việt kiều khởi kiện cháu trai ra Tòa vì không đòi được đất nhờ đứng tên
 Quy định chung khi lập di chúc thừa kế
Luật sư chuyên tư vấn pháp luật thừa kế tại quận bình tân
TRANH CHẤP THỪA KẾ CÓ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Những rủi ro pháp lý doanh nghiệp thường gặp
Luật sư chuyên về kinh tế
Thừa kế là gì, di sản thừa kế là gì, cách xác định di sản thừa kế
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tranh Tụng Tại Tphcm
luật sư tư vấn nhà đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Tư Vấn Kỹ Năng Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại
luật sư nhà đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
luật sư chuyên nhà đất tại tphcm
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
luật sư nhà đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Hãng Luật Uy Tín Về Nhà Đất Thừa Kế Tại Việt Nam
luật sư doanh nghiệp
Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
luật sư nhà đất
luật sư tư vấn
luật sư doanh nghiệp
Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
luật sư doanh nghiệp
luật sư doanh nghiệp
luật sư thừa kế
luật sư doanh nghiệp
luat su nha dat
luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn
luật sư thừa kế
luat su nha dat
luật sư chuyên tư vấn chia thừa kế
luật sư ly hôn
luật sư doanh nghiệp
luat su tu van ly hon
luật sư nhà đất
luat su nha dat
luật sư chuyên tư vấn chia thừa kế
luật sư trả lời báo chí
luật sư nhà đất
luật sư riêng cho công ty
luật sư tư vấn tại tphcm
luật sư bào chữa tại tòa về kinh tế
luật sư doanh nghiệp
luật sư nhà đất
luật sư riêng
hình báo
ls
kinh tế
tranh tụng
nhà đất
hình tu van tại nhà
luật sư nhà đất
hung1
hinh luat su
luat su
luat su
luat su
Hình 1
Hình 2
Hình 3

HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ

Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế tại tphcm
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
luật sư thừa kế
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn
luật sư công ty
luật sư thừa kế nhà đất
Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Hợp Đồng
luật sư chuyên tư vấn chia thừa kế
luật sư nhà đất thừa kế ly hôn doanh nghiệp
luật sư tư vấn ly hôn
luật sư nhà đất
luật sư thừa kế
ls
Bộ Luật Dân Sự Quy Định Về Các Loại Tài Sản
Bộ Luật Dân Sự Quy Định Về Các Loại Tài Sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

* Vật

– Vật là  bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm nhận bằng giác quan của mình. Với ý nghĩa pham trù pháp lý, vật chỉ có ý  nghĩa trở thành đối tượng của quan hệ pháp luật, tức là nó được con người kiểm soát và đáp ứng được một nhu cầu nào đó của con người. Không phải bất cứ một bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật. Ví dụ, Ô-xi còn ở dạng không khí trong tự nhiên thì chưa thể được coi là vật, vì chưa thể đưa vào giao dịch dân sự. Chỉ khi được nén vào bình, tức là con người có thể nắm giữ, quản lý được thì mới có thể đưa vào giao lưu dân sự và được coi là vật. Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiệnsau : là bộ phận của thế giới vật chất; con người chiếm hữu được; mang lại lợi ích cho chủ thể; có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai. 

– Vật được phân loại thành các nhóm khác nhau. Dựa vào mối liên hệ, phụ thuộc về công dụng của vật với nhau mà vật được phân thành: Vật chính là vật độc lập có thể khai thác theo tính năng (ti vi, điều hòa, máy ảnh…); vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính điều (khiển ti vi, điều hòa, vỏ máy ảnh,…). Dựa vào việc xác định giá trị sử dụng của vật khi được chia ra thành nhiều phần nhỏ mà Bộ luật dân sự phân chia vật thành vật chia được và vật không chia được. Dựa vào đặc tính, giá trị của tài sản sau khi sử dụng thì chia thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Dựa vào các dấu hiệu phân biệt của vật mà người ta phân loại vật thành vật thành vật cùng loại và vật đặc định. Ngoài ra, người ta còn chia ra làm vật đồng bộ và vật không đông bộ

*Tiền: Theo Mác  thì tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hóa, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa. Bộ luật dân sự năm 2005 và cả Bộ luật dân sự năm 2015 đều quy định tiền là một loại tà sản nhưng lại không có quy định để làm rõ bản chất pháp lý của tiền. chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận,  mới được coi là tài sản. Tiền là công cụ thanh toán đa năng, là công cụ tích lũy tài sản và là thước đo giá trị.

* Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái… Xét về mặt hình thức giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định. nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ. giấy tờ có giá có tính thanh khoản và là công cụ có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển nhượng tòan bộ một lần, việc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là vô hiệu. Ngoài ra, giấy tờ có giá có tính thời hạn, tính có thể đưa ra yêu cầu, tính rủi ro. Ngoài ra còn có các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký xe máy,… không phải là giấy tờ có giá. Những loại giấy tờ này chỉ được coi là một vật thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó.

* Quyền tài sản: Quyền tài sản theo định nghĩa tại Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Xét theo ý nghĩa này, quyền sở hữu (vật quyền) cũng là một loại tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định bất động sản và động sản như sau:

"1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản."

Việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản là cách phân loại tài sản dựa vào đặc tính vật lý của tài sản là có thể di dời được hay không thể di dời được. Bất động sản do đặc tính tự nhiên, được hiểu là các tài sản không thể di, dời được do bản chất tự nhiên cấu tạo nên tài sản đó, bao gồm:

+ Đất đai: đất đai trong giao lưu dân sự được xác định bằng diện tích đất cùng vị trí của mảnh đất đó. Điều này được thể hiện trên bản đồ địa chính, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thông qua quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.

+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai : Nhà, công trình trên đất cũng được coi là một dạng bất động sản do đặc tính tự nhiên nếu nó được xây dựng gắn liền với đất bằng một kết cấu chặt chẽ chứ không đơn thuần “đặt” trên đất. Vì vậy, một lều xiếc hay một lán chợ dựng tạm không được coi là bất động sản.

+ Cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất : Khoáng sản, cây cối hoa màu trên đất cũng được coi là bất động sản chừng nào người ta chưa khai thác, chặt cây, hay hái lượm. Nếu chúng được tách khỏi đất thì chúng trở thành động sản. Giả sử khoáng sản, cây cối, hoa màu tuy vẫn chưa được khai thác nhưng đã là đối tượng của hợp đồng mua bán trước, việc mua bán trước này có làm cho khoáng sản, cây cối hoa màu trở thành động sản hay không, cho dù nó vẫn còn ở trên đất? Luật pháp các nước đều cho rằng các tài sản này, trong trường hợp trên, đã trở thành động sản.

+ Các động sản trở thành bất động sản vì mục đích sử dụng chúng : các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất động sản. Nhưng trong điều kiện nào thì động sản được coi là gắn liền với nhà, công trình xây dựng? Thông thường, việc gắn một động sản vào nhà, công trình xây dựng một mặt phải nhằm tạo một chỉnh thể thống nhất phục vụ cho mục đích sử dụng nhà, công trình đó, mặt khác, việc gắn động sản vào nhà, công trình phải do người có quyền (quyền sở hữu hoặc một quyền năng khác) đối với nhà, công trình xây dựng đó thực hiện. Hơn nữa, việc gắn liền phải mang tính chất kiên cố, không thể tháo ra mà không làm hư hại hoặc mất vẻ mỹ quan của nhà, công trình. Ví dụ như hệ thống điện, nước trong nhà, bức tượng, nếu được gắn vào hốc tường một cách kiên cố cũng có thể được coi là bất động sản.

Bất động sản do pháp luật quy định: Ngoài những tài sản là bất động sản kể trên, khi cần thiết, bằng các văn bản pháp luật cụ thể, pháp luật có thể quy định những tài sản khác là bất động sản. Ví dụ như theo quy định của Điều 5, Luật Kinh doanh bất động sản  năm 2014 thì quyền sử dụng đất là bất động sản.

Căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản và thời điểm xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hiện có là tài sản đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của tài sản đó (nhà đã được xây,…). Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai ( nhà đang được xây dựng theo dự án, tiền lương sẽ được hưởng,…). Ngoài ra, tài sản hình thành trong tương lai có thể bao gồm tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch tài sản đó mới thuộc sở hữu của các bên (tài sản mua bán, thừa kế nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển giao cho chủ sở hữu).


Luật sư tham gia tố tụng và giải quyết tranh chấp vụ án dân sự
Luật sư tham gia tố tụng và giải quyết tranh chấp vụ án dân sự

1.  Luật sư tham gia tố tụng vụ án dân sự đối với các loại tranh chấp cụ thể:
 

+   Luật sư tham gia tố tụng và giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản;
 

+   Luật sư tư vấn quy định pháp luật, tham gia tranh tụng tại tòa và thực hiện các bước theo quy định về giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự;
 

+   Đối với tranh chấp về thừa kế tài sản, luật sư tư vấn pháp luật liên quan về quyền thừa kế, tài sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, tư vấn về quyền khởi kiện của đương sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
 

+   Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, luật sư tư vấn, hướng dẫn về quyền lợi của bên bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người liên quan, tư vấn quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại làm cơ sở khởi kiện, bảo vệ và tranh tụng tại tòa án;
 

+   Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, luật sư Luật Minh Gia tư vấn quy định pháp luật liên quan về đất đai đối với vụ việc tranh chấp đất đai cụ thể, tư vấn quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, tư vấn quy trình khởi kiện, bảo vệ quyền lợi và tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai;
 

+   Luật sư tham gia tố tụng và giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
 

+   Tham gia tố tụng và giải quyết tranh chấp về quốc tịch;
 

+   Luật sư Luật Minh Gia tham gia tố tụng và giải quyết tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định. 

 

2.  Quy trình thực hiện của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án dân sự được tiến hành theo các bước như sau:
 

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp thực tế khi đương sự yêu cầu.
 

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng dân sự.
 

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án dân sự.
 

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
 

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằmbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án dân sự.

 

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

      Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích...luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Luật Sư Tư Vấn Mẫu Ủy Quyền
Luật Sư Tư Vấn Mẫu Ủy Quyền

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN YÊU CẦU ĐỘC LẬP

 

Kính gửi:  TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 9 - TP.HCM

 

NGƯỜI YÊU CẦU:

Họ Tên                       : Nguyễn Thị Long     Sinh năm:…………………..

CMND số                   : ……………………… Nơi cấp: ……………………..

Địa chỉ thường trú    : 594 Phạm Văn Đồng, Tp Pleiku, Gia Lai

Cùng chồng               :

CMND số                   : ……………………… Nơi cấp: ……………………..

Địa chỉ thường trú    : 594 Phạm Văn Đồng, Tp Pleiku, Gia Lai

Địa chỉ liên hệ          : ……………………………………..

Chúng tôi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “Ly hôn” giữa nguyên đơn là bà Lê Vân, bị đơn là ông Lê Ngọc Vinh theo thông báo thụ lý vụ án số :….. ngày… tháng …. Năm ……..của Tòa án nhân dân quận 9, Tp.HCM.

 

NGƯỜI BỊ YÊU CẦU:

Họ và tên           : Lê Ngọc Vinh    Sinh năm: 1983

CCCD số           : 038083000519     

Cấp tại               : Cục trưởng cục Cảnh sát ĐKQL và DLQG về dân cư

Địa chỉ liên lạc  : 82/1D Hồ Bá Phấn, Phước Long A, Quận 9, Tp.HCM

 

NỘI DUNG ĐƠN YÊU CẦU:

 

Chúng tôi là cha mẹ vợ của ông Lê Ngọc Vinh, vào năm 2014 với lý do thiếu vốn để kinh doanh riêng nên ông Vinh có vay chúng tôi số tiền : 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng), với điều kiện tu chí làm ăn không làm mất mát khoản tiền gốc 100.000.000 đồng trên, và ông Vinh phải chịu hoàn toàn khoản vay trên. Do đó tôi đã đồng ý cho ông Vay số tiền nêu trên  bằng giấy chuyển khoản ngày...................tại ngân hàng.......................

Đến tháng 10/2017 chúng tôi đã yêu cầu ông Lê Ngọc Vinh trả lại số tiền nêu trên nhưng cho tới nay ông Vinh hứa hẹn nhiều lần mà vẩn chưa trả lại cho chúng tôi.

Vào ngày … tháng …. Năm 2018 bà Vân có làm đơn khởi kiện về việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đối với ông Lê Ngọc Vinh, tuy nhiên do ông Vinh đang nợ chúng tôi khoản tiền 100.000.000 đồng năm 2014 đến nay vẫn chưa trả cho chúng tôi, đây là khoản nợ riêng mà ông Vinh nợ chúng tôi trong thời kỳ hôn nhân vì thế sự việc yêu cầu “Ly hôn” trên đang có ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi.

Vì vậy, nay chúng tôi làm đơn này yêu cầu độc lập này kính gửi Tòa án nhân dân quận 9 xem xét, giải quyết yêu cầu buộc ông Lê Ngọc Vinh phải trả lại cho chúng tôi số tiền: 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) mà ông Vinh đã vay mượn của chúng tôi để kinh doanh năm 2014. Chúng tôi yêu cầu ông Vinh trả 01 lần sau bản án có hiệu lực pháp luật, không tính lãi.

Kính mong Quý Tòa án xem xét, giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chúng tôi theo quy định pháp luật.

Trân trọng cảm ơn.

                                                          Tp.HCM ngày … tháng … năm 2018

                                                                          Người yêu cầu

                                                                                    Đồng kính đơn

 

Tài liệu đính kèm:

-         CMND + Hộ khẩu  của chúng tôi

, giấy kết hôn (bản sao y)

-         Phiếu chuyển tiền ngân hàng

 


Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi
Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi
 

Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi

Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi được thực hiện theo thủ tục giải quyết việc dân sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Việc nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, khác với quan hệ cha mẹ đẻ với con đẻ không bao giờ chấm dứt, việc nhận nuôi con nuôi phải có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đăng kí việc nuôi con nuôi) thì mới có giá trị pháp lý nên việc chấm dứt nuôi con nuôi cũng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Chấm dứt việc nuôi con nuôi được hiểu là việc chấm dứt quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa cha mẹ nuôi và con nuôi do Toà án quyết định khi có những căn cứ mà pháp luật quy định theo yêu cầu của những người có quyền yêu cầu.

- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

- Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật nuôi con nuôi:

1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

 

 

 

 
 
 

7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự, yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là việc dân sự thuộc thẩm quyển giải quyết của Tòa án. Vì vậy, để chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, cần làm đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi kèm theo chứng thư (bản sao chứng thực), sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực), Giấy khai sinh của con nuôi (bản sao chứng thực) và Giấy chứng nhận nuôi con nuôi gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bác đang cứ trú để được giải quyết.

Các bước tiến hành giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi tại tòa án:

Khi muốn giải quyết việc chấm dứt việc nuôi con nuôi, người nuôi con nuôi thực hiện các thủ tục được quy định theo thủ tục của bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam. Thủ tục gồm các bước sau :

Bước 1 : Gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền ( đơn yêu cầu giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi). Đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự, Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;

c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự: Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật

Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án (nếu có) : Nếu cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa giải quyết việc nuôi con nuôi không có kháng cáo với quyết định của tòa cho chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì quyết định của tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật.


Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu

Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

 Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.

. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Dân Sự
Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Dân Sự

Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự, chúng tôi sẽ lựa chọn những luật sư tranh tụng phù hợp nhất với từng vụ việc cụ thể.

– Khi khách hàng tìm kiếm một hãng luật và luật sư để tiến hành các thủ tục về tố tụng dân sự, khách hàng có thể tin tưởng chúng tôi về luật sư tư vấn tham gia tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự:

Các vụ việc tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự về Tài sản, Hôn nhân và gia đình, hợp đồng kinh doanh, xây dựng, thương mại và bất động sản…

Tranh tụng trong vụ án dân sự: 
– Trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống kinh doanh, các tranh chấp về mặt pháp lý thường xuyên diễn ra. Có nhiều loại tranh chấp khác nhau có thể liên quan đến tranh tụng dân sự, cụ thể:
+ Các tranh chấp về tài sản
+ Tranh chấp về đất đai, nhà ở
+ Tranh chấp về thương tật cá nhân
+ Tranh chấp về bồi thường cho người lao động
+ Tranh chấp về trách nhiệm đối với sản phẩm
+ Tranh chấp liên quan tới các vấn đề bất động sản và xây dựng công trình
+ Tranh chấp liên quan tới thương mại, mua bán và phân phối hàng hóa
+ Tranh chấp về Hợp đồng dân sự, sản xuất, kinh doanh, thương mại

Khi các tranh chấp xảy ra, các bên sẽ lựa chọn các hình thức khác nhau để giải quyết tranh chấp như hòa giải, trọng tài và tòa án. Các bên cũng có thể ủy quyền cho các luật sư, công ty luật đứng ra giải quyết. Khi chúng tôi được khách hàng tin tưởng, ủy quyền tham
Các luật sư của chúng tôi sẽ đại diện cho các bên tham gia các buổi làm việc nhằm hòa giải vụ việc, tham gia các buổi hòa giải và tham gia tranh tụng tại phiên tòa, phiên trọng tài.

Xây dựng và bất động sản
Các quy định của pháp luật Việt Nam về xây dựng, đất đai và bất động sản vô cùng phức tạp. Vì vậy, các giao dịch liên quan tới đất đai và bất động sản, xây dựng cũng phức tạp không kém. Các giao dịch phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm:

+ Giao dịch về tài sản thương mại
+ Giao dịch liên quan tới tài sản để ở
+ Giao dịch liên quan tới hợp đồng xây dựng công trình
+ Các giao dịch liên quan tới Chủ nhà/Người thuê nhà để ở, kinh doanh
+ Các giao dịch liên quan tới thế chấp hoặc tài chính vay
+ Tịch thu tài sản thế chấp và bảo lãnh

Vì vậy, khi khách hàng có những giao dịch này, để công việc được tiến hành nhanh chóng và tránh những rủi ro, giải pháp tốt nhất là khách hàng nên liên hệ với những luật sư có kinh nghiệm để họ đưa ra các ý kiến tư vấn xác đáng.
S&B Law sẽ cung cấp cho khách hàng sự tư vấn và hướng dẫn các thủ tục pháp lý liên quan tới những giao dịch này. Đảm bảo những ý kiến tư vấn của những luật sư có kinh nghiệm của chúng tôi sẽ mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Các vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Những vụ việc về hôn nhân và gia đình là những vấn đề liên quan tới nhân thân của khách hàng. Những vấn đề đó bao gồm:

Tư vấn Ly hôn
+ Giám hộ con
+ Nuôi con
+ Những vấn đề Phức tạp về phân chia tài sản
+ Tiền Cấp dưỡng cho vợ
+ Quyền Thăm nuôi và cấp dưỡng cho con khi ly hôn
+ Truy nhận cha cho con
+ Nhận Con nuôi trong nước và nước ngoài
+ Phân chia Tài sản khi ly hôn

Khi phát sinh những vấn đề này, khách hàng cũng rất cần tìm đến các luật sư thấu hiểu và am hiểu về lĩnh vực hôn nhân và gia đình cả về khía cạnh pháp lý và thực tế. chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề nêu trên một cách riêng tư, bảo mật và giữ thể diện cho khách hàng.

Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự:

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Luật Sư Tư Vấn Về Người Giám Hộ
Luật Sư Tư Vấn Về Người Giám Hộ


Căn cứ theo quy định tại điều 58 Bộ luật dân sự về Giám hộ như sau:

“1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2.Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

b) Người mất năng lực hành vi dân sự.

3.Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.

4.Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này.”

Vì cháu bạn dưới 16 tuổi tức là người chưa thành niên nên áp dụng điều 61 Bộ luật dân sự quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:

“Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

1.Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

2.Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bạn là ông nội cháu thì cũng thuộc phạm vi có thể là người giám hộ cho cháu.

Tư Vấn Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự
Tư Vấn Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

      Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho cuộc thi Phiên tòa giả định, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân và chuyên gia cho các hãng truyền thông uy tín, bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng cho thân chủ.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực cho xã hội của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
1. Quyền khởi kiện
Quyền khởi kiện được chia ra cho hai nhóm, nhóm thứ nhất là khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, được quy định tại Điều 163 Bộ luật tố tụng Dân sự, theo đó khi cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có quyền khởi kiện để bảo vệ.

Nhóm thứ hai, là khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, được quy định tại Điều 164. Bộ luật tố tụng Dân sự, trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ đề cập tới nhóm thứ nhất, không đề cập đến nhóm thứ hai.

1.2 Năng lực hành vi tố tụng dân sự
Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
Về năng lực hành vi tham gia tố tụng thì có thể chia thành hai nhóm:
 
Đối với cơ quan, tổ chức: Người đại diện theo pháp luật là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng, người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho người khác có đủ điều kiện để tham gia tố tụng.
 
Đối với cá nhân: Tùy vào độ tuổi và thể chất thì pháp luật chia ra các trường hợp sau:
 
Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực lực hành vi tố tụng dân sự là, trừ những người bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trường hợp khác do pháp luật quy định.

Người dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự, thì việc bảo vệ quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ tại Tòa án do người đại diện theo pháp luật thực hiện.
 
Người tử đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi, nếu đã tham gia hợp đồng lao động hoặc thực hiện các giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình thì có thể tự mình tham gia tố tụng và có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Những quan hệ khác thì việc bảo vệ quyền, nghĩa vụ của họ do người đại diện theo pháp luật thực hiện.
 
Trường hợp cá biệt: Đối với nữ giới từ 18 tuổi cho đến dưới 18 tuổi (từ 17 tuổi + 1 ngày - 17 tuổi 364 ngày) nếu đã kết hôn mà có yêu cầu ly hôn trong thời gian này thì có quyền tự mình tham gia tố tụng và có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng trong quan hệ hôn nhân.
 
1.3 Thủ tục tiền tố tụng
"Tiền tố tụng" không phải là một thuật ngữ pháp lý mà chỉ là một thuật ngữ trong khoa học pháp lý, có thể hiểu nôm na là trước công việc phải thực hiện trước khi khởi kiện.
 
Đa số các tranh chấp trong vụ án dân sự thì không phải thực hiện thủ tục tiền tố tụng chỉ trừ một số ít quan hệ tranh chấp là phải thực hiện thủ tục tiền tố tụng, trong bài viết này tác giả xin chia sẻ hai trường hợp cần thiết phải thực hiện thủ tục tố tụng:
Trường hợp 1: Tranh chấp chấp quyền sử đất.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai 2003 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2003 thì tranh chấp đất đai phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã, vì vậy khi có tranh chấp đất đai, người khởi kiện cần phải thực hiện thủ tục hòa giải mới đủ điều kiện để khởi kiện.
 
Trường hợp 2: Tranh chấp lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2012 thì tranh chấp về lao động phải thông qua thủ tục hòa giải cơ sở trước khi khởi kiện, trừ một số trường hợp được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ Khoản Điều 202 thì không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải.
Thông thường những tranh chấp lao động thường có nhiều quan hệ tranh chấp cùng một lúc, trong đó thường có tranh chấp về tiền lương, đây là quan hệ tranh chấp cần phải thực hiện việc hòa giải cơ sở, vì vậy nếu người khởi kiện, khởi kiện cùng một lúc nhiều quan hệ trong vụ án lao động nhưng trong đó có quan hệ cần phải được hòa giải tại cơ sở thì cần phải thực hiện việc hòa giải trước khi khởi kiện.
 
Theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình thì điều kiện khởi kiện vụ án ly hôn không bắt buộc phải có thủ tục hòa giải cơ sở nhưng hiện này có rất nhiều Tòa án khi thụ lý vụ án ly hôn lại yêu cầu người kiện phải thực hiện việc hòa giải, trước khi khởi kiện. Vì vậy khi khởi kiện vụ án ly hôn thì người khởi kiện cần phải tìm hiểm thêm "lệ" của Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê…quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất (chỉ trừ trưởng hợp vợ chồng ly hôn mà có tranh chấp về quyền sử dụng đất) … thì trước đây (trước ngày 01/7/2013) tất cả phải hòa giải tại UBND cấp xã mới đủ điều kiện để khởi kiện. Tuy nhiên kể từ ngày 01/7/2013, ngày Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực pháp luật thì những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất không phải hòa giải tại UBND cấp xã vẫn đủ điều kiện khởi kiện.
 
2. Thời hiệu khởi kiện
2.1 Khái niệm
Để hiểu khái niệm về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì trước hết cần phải biết về khái niệm thời hiệu.
Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Dân sự thì "Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự"
 
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 
2.2 Thời hiệu và cách tính thời hiệu
Thời hiệu đối với các vụ án dân sự có thể chia làm hai loại:
2.2.1 Áp dụng thời hiệu khởi kiện:
Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó.( thường gồm các mốc: 01 năm; 02 năm; 03 năm; 10 năm ..)
Ví dụ 1: Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp;
Ví dụ 2: Đối với các tranh chấp lao động cá nhân thì theo quy định tại khoản 2 Điều 202 của Bộ luật lao động, thời hiệu khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm
Ví dụ 3: Đối với tranh chấp về chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác thì theo quy định tại Điều 645 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
2.2.2. Không áp dụng thời hiệu
- Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là tranh chấp ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó;
Ví dụ: Tranh chấp ai có quyền sở hữu nhà ở; nếu có khởi kiện thì Tòa án thụ lý vụ án; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.
- Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tài sản đó;
Ví dụ: Ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A nhưng do B đang quản lý; A có tài liệu chứng minh ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A và khởi kiện đòi nhà thì Tòa án thụ lý; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó.
- Tranh chấp về yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước;
- Tranh chấp về yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm;
 
2.2.3 Cách tính thời hiệu
+) Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:
-  Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm;
-  Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra xâm phạm;
-  Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thoả thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều này;
-  Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày bị xâm phạm.
-  Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng,..., thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng,... là ngày bị xâm phạm.
-  Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng.
 
+) Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là khoảng thời gian phát sinh những sự kiện sau đây:
 
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;
 
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
 
- Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết;
 
+) Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
-  Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
-  Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
-  Các bên đã tự hoà giải với nhau.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện nêu trên.
 
3. Vụ án đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hay chưa?
Khi khởi kiện vụ án dân sự thì người khởi kiện cần phải xác định vụ án đó đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hay chưa, bởi lẽ, nếu cùng một quan hệ pháp luật tranh chấp, cùng chủ thể tham gia thì Tòa án sẽ không thụ lý những vụ án đã được giải quyết, trừ một số yêu cầu khởi kiện sau:
-         Yêu cầu ly hôn trước đây bị Tòa án bác yêu cầu, nay tiếp tục khởi kiện yêu cầu ly hôn;
-         Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
-         Yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng;
-         Yêu cầu thay đổi người quản lý di sản;
-         ….
4. Thẩm quyền giải quyết
Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong tranh chấp dân sự cũng là một vấn đề hết sức cần thiết, để xác định chính xác thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì người khởi kiện cần phải nắm được những quy định sau:
 
4.1 Thẩm quyền chung:
Không phải mọi tranh chấp dân sự đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, mà Tòa án chỉ giải quyết những tranh chấp dân sự (dân sự thuần túy, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động …) được quy định tại các Điều 25; Điều 27; Điều 29 và Điều 31 Bộ luật Tố tụng Dân sự, vì vậy khi có tranh chấp người khởi kiện cần phải xác định tranh chấp đó thuộc loại việc nào được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự, chỉ những tranh chấp dân sự rơi vào các điều luật đã liệt kê ở trên mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nói chung.
 
Lưu ý: Nếu như trước ngày 01/7/2014 thì những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà một trong các bên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có các giấy tờ theo quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên kể từ ngày 01/7/2014 trở về sau (kể từ thời điểm luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành) thì Tòa án có thêm thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất chưa có giấy chứng nhận và các giấy tờ thay thế khác, khi các đương sự có yêu cầu.
 
4.2 Thẩm quyền theo cấp
Khi xác định được vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì người khởi kiện cần xác định được thẩm quyền của Tòa án xét xử theo cấp là Tòa án cấp nào.
Hệ thống Tòa án nhân dân của Việt Nam gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện.
 
Các tranh chấp dân sự được quy định tại các Điều 25; Điều 27; khoản 1 Điều 29; khoản 1, Điều 31 thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. (Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.)
 
Các tranh chấp dân sự được quy định tại Khoản 2, Điều 29; khoản 2 Điều 31 và những tranh chấp tại Điều 25; Điều 27; khoản 1, Điều 29, khoản 1, Điều 31 có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo thủ tục sơ thẩm.
 
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 7, Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP thì đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài, Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, được hiểu như sau:
 
1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
2. Tài sản ở nước ngoài
Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
3. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
4.3 Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Sau khi người khởi kiện xác định được thẩm quyền chung, thẩm quyền theo cấp thì người khởi kiện chỉ cần xác định thêm Tòa án theo lãnh thổ là người khởi kiện có thể xác định được chính xác Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 35 thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. 
 
4.4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Ngoài những quy định về thẩm quyền như trên, thì Điều 36, Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng quy định thêm trường hợp để người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết trong một số trường hợp cụ thể:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
 
Lưu ý: Theo kinh nghiệm của tác giả, mặc dù Bộ luật Tố tụng Dân sự đã quy định rất rõ trường hợp nguyên đơn được quyền lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp người lao động khởi kiện người sử dụng lao động về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải thì người lao động có quyền khởi kiện tại nơi cư trú của mình, nơi làm việc hoặc nơi có trụ sở chi nhánh của doanh nghiệp mà NLĐ đã làm việc. Tuy nhiên, khi nhận đơn khởi kiện thì với tâm lý muốn ít việc, các Tòa thường hướng dẫn người lao động phải khởi kiện tại Tòa án nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp, điều này gây rất nhiều khó khăn cho người lao động (vì có nhiều trường hợp địa chỉ trụ sở chính và chi nhánh rất xa nhau). Khi gặp những trường hợp này thì người lao động cần biết quy định tại điểm b, điểm đ Điều 36 để yêu cầu Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi có chi nhánh phải thụ lý, giải quyết để thuận lợi trong quá trình tham gia tố tụng.
 
5. Tạm ứng án phí và án phí
Khi quyết định khởi kiện một tranh chấp dân sự ra Tòa để giải quyết thì một điều người khởi kiện cần phải biết để có sự chuẩn bị trước đó là tiền tạm ứng án phí.
 
Hiện nay, những quy định về án phí, tạm ứng án phí được quy định tại Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 và được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn taij Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP, vì vậy khi khởi kiện thì người khởi kiện cần phải tìm hiểu ký nội dung của 02 văn bản trên để có kế hoạch về tài chính cho phù hợp.
 
Đặc biệt, người khởi kiện cần xem xét những trường hợp được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí được quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12.

Ngoài ra, nếu người khởi kiện không thuộc trường hợp được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, nhưng hoàn cảnh kinh tế tại thời điểm khởi kiện có nhiều khó khăn thì có thể làm đơn yêu cầu được giảm một phần (tối đa không quá ½) tiền tạm ứng án phí, án phí.
Dưới đây là bảng mức án phí theo quy định:
Giá trị tài sản có tranh chấp
Mức án phí
a) từ 4.000.000 đồng trở xuống
200.000 đồng
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
 
Lưu ý: Đối với người lao động khi khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; thì sẽ được miễn toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí. Tuy nhiên đối với yêu cầu đòi tiền thưởng ( lương tháng 13 và thưởng theo doanh số) thì phải đóng tiền tạm ứng án phí và phải chịu án phí đối với những yêu cầu không được Tòa án chấp nhận, vì vậy khi khởi kiện để đòi khoản tiền thưởng thì NLĐ cần xem xét kỷ về về căn cứ để khởi kiện, tránh trường hợp phải đóng tiền án phí đối với yêu cầu khởi kiện không có căn cứ.
 
6. Chuẩn bị Đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo (hồ sơ khởi kiện).
Một nguyên tắc cơ bản trong Tố tụng Dân sự là: Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện. Vì vậy, muốn khởi kiện thì người khởi kiện phải có đơn khởi kiện để nêu lên yêu cầu khởi kiện của mình.
 
Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện được ban hành theo mẫu số 01, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP. Tuy nhiên để soạn thảo một đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung và phù hợp với yêu cầu khởi kiện thì không phải bất kỳ ai cũng có thể soạn thảo, vì vậy khi cần soạn thảo đơn khởi kiện, người khởi kiện nên nhờ Luật sư hoặc những người có hiểu biết về pháp luật soạn thảo, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình.
 
Khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện cần phải nộp thêm những tài liệu đính kèm để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ vào hợp pháp:
Ví dụ 1: Khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn thì người khởi kiện cần phải chuẩn bị tài liệu kèm theo gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; CMND, sổ hộ khẩu của người khởi kiện; Giấy khai sinh của các con (nếu có tranh chấp về con); Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu các loại tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản)…, các tài liệu khi cung cấp cho Tòa án cần phải là bản sao cho chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
Ví dụ 2: Khi nộp đơn khởi kiện về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động cần phải nộp những tài liệu kèm theo gồm:
Hợp đồng lao động; Thông báo chấm dứt HĐLĐ; Quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc các văn bản chứng minh việc người sử dụng lao động đã chấm dứt HĐLĐ; CMND và sổ hộ khẩu của người khởi kiện;…
 
Tuy nhiên, trong trường hợp vì những lý do khách quan mà tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện chưa cung cấp được những tài liệu kèm theo thì người khởi kiện có thể bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
 
Lưu ý: Hiện nay có một số Tòa có thêm yêu cầu đối với người khởi kiện khi nộp đơn khởi kiện cần phải nộp kèm theo một số tài liệu sau:
1.      Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn;
2.      Giấy xác nhận giá đất tại địa phương (theo giá nhà nước + giá thị trường);
3.      Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
4.      …..
Theo quan điểm của tác giả thì những yêu cầu trên của Tòa án là không đúng quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tuy nhiên để thuận lợi trong quá trình giải quyết vụ án thì người khởi kiện cũng cần xem xét về khả năng cung cấp các tài liệu nêu trên cho Tòa án, nếu có khả năng thì người khởi kiện cần thu thập để cung cấp cho Tòa án theo yêu cầu.
 
7. Nộp đơn khởi kiện.
Sau khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, công việc còn lại là nộp đơn khởi kiện. Theo quy định thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện theo hai hình thức: Nộp trực tiếp tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền; Nộp qua đường bưu điện. Tuy nhiên, trên thực tế việc nộp đơn qua đương bưu điện ít được nhiều người sử dụng, bởi lẽ khi nhận được đơn khởi kiện qua đường bưu điện thì thời gian giải quyết của Tòa án tương đối lâu so với việc nộp trực tiếp, hoặc có thể bị thất lạc trong quá trình gửi.
 
Đa phần người khởi kiện chọn giải pháp nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, khi nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án thì người khởi kiện cần lưu ý một số trường hợp:
-         Cán bộ nhận đơn thường yêu cầu bổ sung thêm những tài liệu không phù hợp với quy định của pháp luật:
Ví dụ: yêu cầu cung cấp biên bản hòa giải tại xã, phường, thị trấn đối với yêu cầu ly hôn hoặc tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Yêu cầu cung cấp biên bản hòa giải tại cơ sở đối với tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ…
-         Cán bộ nhận đơn “đẩy” sang một Tòa án khác.
Đây là trường hợp tương đối phổ biến, nhất là trong những vụ án tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt HDLĐ mà người lao động làm việc tại chi nhánh có trụ sở ngoài địa bàn quận, huyện, t
Luật sư tư vấn tranh chấp ly hôn chia tài sản
Luật sư tư vấn tranh chấp ly hôn chia tài sản

Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: 

Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn được quy định tại điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Trân trọng

Luật sư tư vấn tranh chấp dân sự
Luật sư tư vấn tranh chấp dân sự

Chúng tôi chuyên tư vấn luật trên mọi lĩnh vực:

Nội dung tư vấn bao gồm nhưng không hạn chế trong các vấn đề sau:

1.Thừa kế - Di chúc:

- Dịch vụ soạn thảo di chúc;

- Tư vấn giải quyết các vấn đề về di sản thừa kế;

- Dịch vụ luật sư giúp tranh tụng tại tòa về các vấn đề thừa kế

2. Hợp đồng dân sự:

- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà đất;

- Tư vấn giải quyết các tranh chấp hợp đồng;

- Dịch vụ luật sư giúp tranh tụng tại Tòa về các vấn đề vi phạm hợp đồng, bồi thường hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
3. Tranh chấp Quyền sở hữu tài sản:

- Tư vấn pháp luật về các vấn đề tranh chấp quyền sở hữu tài sản;

- Dịch vụ luật sư giúp tranh tụng tại Tòa về các vấn đề tranh chấp quyền sở hữu tài sản.
4. Tranh chấp họ hụi biêu phường
5. Các tranh chấp khác về Dân sự mà pháp luật có quy định
6. Hướng dẫn các thủ tục và điều kiện khởi kiện trong vụ án dân sự.
1. Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
3. Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
4. Yêu cầu tuyên bố một người đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết.
5. Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Trân trọng

luật sư chuyên tranh chấp dân sự
luật sư chuyên tranh chấp dân sự

Luật sư bào chữa, tranh tụng tại tòa án

Văn phòng Luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP.HCM tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi là những luật sư xuất thân trong các gia đình có truyền thống hành nghề luật, hoạt động về lĩnh vực pháp luật. Chúng tôi đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

         Tên Luật sư Gia Đình không có nghĩa là chúng tôi chỉ chuyên về gia đình mà tên Luật sư Gia Đình là do Văn phòng luật sư chúng tôi bao gồm các luật sư xuất thân từ các gia đình có truyền thống hành nghề luật sư, yêu và đam mê nghề luật nên ý tưởng manh nha của các luật sư sáng lập đặt tên là Văn phòng luật sư Gia Đình.

Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chứ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình VTC, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, HTV TMS, Báo đời sống pháp luật, Báo pháp luật TP.HCM, Báo tin tức Việt nam, kênh 14, Soha, Một thế giới. Tuổi trẻ đời sống Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo Tuổi trẻ Đời sống, Báo Gia Đình Việt Nam… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng.

 
Nội dung:
- Kiểm tra và đưa ra ý kiến pháp lý về khả năng thắng kiện;
- Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ;
- Nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ vụ kiện và nộp hồ sơ khởi kiện;
- Cử luật sư làm việc và nghiên cứu hồ sơ, cung cấp chứng cứ, đưa ra các đề nghị và yêu cầu, tranh tụng và bào chữa tại Tòa.
- Cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình thi hành án bản án có hiệu lực của Tòa.

Với những dịch vụ pháp lý trên, luật sư sẽ tham gia giải quyết và bảo vệ khách hàng trong các vụ án và vụ việc sau:

Luật sư trong các vụ án kinh doanh, thương mại:
- Giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại;
- Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế, thương mại;
- Giải quyết tranh chấp về vay, bảo lãnh, thế chấp động sản và bất động sản.

Luật sư trong các việc và vụ án dân sự:
- Giải quyết tranh chấp về đất đai;
- Giải quyết tranh chấp về thừa kế;
- Giải quyết tranh chấp về hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, ly hôn, hôn nhân có yếu tố nước ngoài;
- Giải quyết tranh chấp về yêu cầu dòi bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng.

 Luật sư trong các vụ án về lao động
- Giải quyết tranh chấp về tiền lương, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
- Giải quyết tranh chấp về sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, bồi thường thiệt hại, tai nạn lao động….

 Luật sư trong các vụ án hình sự:
Khách hàng là Doanh nghiệp tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự, khách hàng là cá nhân tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại.
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng chúng tôi trong thời gian qua.
luật sư chuyên về dân sự
luật sư chuyên về dân sự

Luật sư Gia Đình tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất...

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ và tư vấn pháp luật miễn phí trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài truyền hình cáp VTC, Báo đời sống pháp luật, báo điện tử tin tức Việt nam, báo soha, Một thế giới, kênh 14, Tư vấn pháp luật online, Tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, Báo đời sống pháp luật, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng.

 

Xác định thời hạn khởi kiện: Yêu cầu vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện:
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong trường hợp vụ việc đã quá thời hạn thì đương sự cần lưu ý đến trường thời gian không tính vào thời hiệu:Xác định thẩm quyền nộp hồ sơ khởi kiện:Theo quy định thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.

 

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

Đơn khởi kiện: Theo đúng mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 01 và 02/2012/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.

Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn

Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện

Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).

Thụ lý và thời hạn giải quyết của Tòa án sau khi thụ lý vụ án:

 

Thủ tục thụ lý vụ án

 

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện  theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí của người khởi kiện thì Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết.

 

 Về thời gian giải quyết vụ án:

Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4-6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án

Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.

Thời hạn hoãn phiên toà: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

 

- Tư vấn về chiến lược giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp.

- Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp; đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp với đối tác.

- Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu; tư vấn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước tòa án, trọng tài.

- Tư vấn về thủ tục và quy trình liên quan đến thi hành án; nhận đại diện trong thủ tục thi hành án dân sự.

- Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án/việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.

- Bào chữa cho người bị nghi là tội phạm trong vụ án hình sự.

- Cử luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình.

 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH (FAMILY LAWYER) ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HCM

402A Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, TP. HCM

10/32 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Luật sư - Luật gia Trần Minh Hùng - ĐT: 0972238006

ĐT: 08: 38779958;  Fax: 08.38779958

Email: vanphongluatsugiadinh@gmail.com; 

luatsuthanhpho@gmail.com

Webside: http://www.luatsugiadinh.net.vn

 

Di chúc - thủ tục lập di chúc

1. Điều kiện về người lập di chúc.

Theo quy định tại Điều 647 và Điều 652 BLDS, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện sau:

-    Đủ 18 tuổi trở lên;

-    Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

-    Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.

Các trường hợp ngoại lệ:

-    Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

-    Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

2. Điều kiện về người nhận di sản.
Theo quy định tại Điều 643 BLDS, người nhận di sản phải không nằm trong các trường hợp sau:
-    Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
-    Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
-    Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
-    Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, nếu người lập di chúc đã biết về hành vi của những người thuộc các trường hợp trên mà vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản cho người đó thì người đó vẫn được quyền nhận thừa kế.

3. Hình thức của di chúc.
Theo quy định tại Điều 649 và Điều 650 BLDS, di chúc có thể có các hình thức sau:
-    Di chúc bằng miệng;
-    Di chúc bằng văn bản, không có người làm chứng;
-    Di chúc bằng văn bản, có người làm chứng;
-    Di chúc bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.

4. Nội dung của di chúc.
Nếu di chúc được lập thành văn bản, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 652 và Điều 653 BLDS, di chúc hợp pháp phải bao gồm các nội dung sau:
-    Ngày tháng năm lập di chúc;
-    Thông tin cá nhân (họ tên, nơi cư trú,…) của cá nhân lập di chúc và cá nhân/tổ chức được hưởng di sản;
-    Di sản để lại và nơi có di sản;
-    Chỉ định các nghĩa vụ và người thực hiện nghĩa vụ nếu có.
-    Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

5. Thời hạn của di chúc.
-    Đối với di chúc bằng miệng: theo quy định tại khoản 2 Điều 651: sau 3 tháng  kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên hết hiệu lực.
-    Đối với di chúc bằng văn bản: theo quy định tại Điều 662 và Điều 664 BLDS, di chúc bằng văn bản có hiệu lực cho tới khi có di chúc mới hợp pháp thay thế nó. Nếu bản di chúc hợp pháp mới chỉ có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung di chúc cũ thì chỉ phần bị sửa đổi, bổ sung mới bị mất hiệu lực.

6. Hiệu lực của di chúc.
Theo quy định tại Điều 667 BLDS:
-    Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế;
-    Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
-    Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
-    Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
-    Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

II. CÁC PHƯƠNG THỨC LẬP DI CHÚC.

1. Lập di chúc bằng miệng.

a. Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 649, Điều 651 và khoản 5 Điều 652 BLDS.

b. Điều kiện có hiệu lực: theo quy định tại Điều 651 BLDS: khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Theo khoản 5 Điều 652, việc di chúc miệng này do người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

2. Lập di chúc bằng văn bản, không có người làm chứng.

a.    Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 655 BLDS, người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào từng trang của bản di chúc.

b.    Điều kiện có hiệu lực: các điều kiện có hiệu lực của di chúc.


3. Lập di chúc bằng văn bản, có người làm chứng.

a.Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 656 BLDS 2005 trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

b. Điều kiện có hiệu lực: thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc và các điều kiện của người làm chứng, quy định tại Điều 654 BLDS, bao gồm những người không thuộc những trường hợp sau:
-    Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
-    Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
-    Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.


4. Lập di chúc bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.
a. Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 657 BLDS, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
b. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn: theo quy định tại Điều 658 BLDS, bao gồm các bước sau:
-    Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố;
-    Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
-    Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;
Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Trường hợp ngoại lệ: lập di chúc tại chỗ ở theo yêu cầu của người lập di chúc, được quy định tại Điều 661 BLDS.
c.    Điều kiện có hiệu lực: thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc và các điều kiện của công chứng viên, quy định tại Điều 659 BLDS, bao gồm những người không thuộc những trường hợp sau:
-    Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
-    Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
-    Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

III. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.

1. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Theo quy định tại Điều 669 BLDS:
Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.


2. Di sản dùng vào việc thờ cúng.
Theo quy định tại Điều 670 BLDS:
Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
3.    Di tặng.
Theo quy định tại Điều 671 BLDS:
Điều 671. Di tặng
1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

IV.    CÁC THỦ TỤC VỀ DI CHÚC.

1. Thủ tục công chứng di chúc.
Hồ sơ bao gồm:
-    Phiếu yêu cầu công chứng;
-    Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc;
-    Bản sao GCNQSH, GCNQSD hoặc bản sao giấy tờ thay thế nếu di chúc có liên quan tới tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc QSD đất. Nếu tính mạng của người lập di chúc đang bị đe dọa thì không cần đưa tài liệu, nhưng phải ghi nhận rõ điều này trong văn bản công chứng.
Thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại Điều 658 BLDS.

2. Thủ tục khai nhận di sản theo di chúc.
Hồ sơ bao gồm:
-    Tờ tường trình về quan hệ nhân thân theo mẫu;
-    Bản di chúc;
-    Giấy tờ chứng minh QSD đất, QSH tài sản của người để lại di sản nếu pháp luật có yêu cầu,
-    Giấy chứng tử của người để lại di sản;
-    Giấy tờ tùy thân của người khai nhận thừa kế, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người chết và người nhận di sản;

Thừa kế - tư vấn thừa kế
Thừa kế - tư vấn thừa kế Điều 631, luật dân sự 2005 thì "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật". Luật sư Gia Đình hiện đang cung ứng dịch vụ tư vấn pháp luật về thừa kế, cụ thể bao gồm các lĩnh vực tư vấn sau:

Theo quy định của luật dân sự năm 2005 thì "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật". Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc xác định tài sản thừa kế, hàng thừa kế, thừa kế vị, di chúc... cho các đối tượng được hưởng di sản thường rất dễ phát sinh các tranh chấp pháp lý.

1. Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về thừa kế
- Tư vấn về quyền thừa kế và sự bình đẳng về thừa kế của cá nhân;

- Tư vấn về thời điểm, địa điểm mở thừa kế;

- Tư vấn xác định di sản thừa kế;

- Tư vấn xác định người thừa kế di sản;

- Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế;

- Tư vấn cách thức xác định nghĩa vụ tài sản do người chết để lại;

- Tư vấn cách thức xác định người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản;

- Tư vấn xác định việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm (nếu có);

- Tư vấn thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;

- Tư vấn xác định những người không được quyền hưởng di sản thừa kế;

- Tư vấn xác định thời hiệu về thừa kế;

- Tư vấn về hình thức hợp đồng.



2. Tư vấn về thừa kế theo di chúc

- Tư vấn hình thức di chúc và cách thức lập di chúc đảm bảo đúng pháp luật;

- Tư vấn viết nội dung di chúc;

- Tư vấn cho người lập di chúc các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc lập di chúc:

- Tư vấn chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;

- Tư vấn cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Tư vấn cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;

- Tư vấn giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;

- Tư vấn chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản và người phân chia di sản;

- Tư vấn Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc;

- Tư vấn lập di chúc chung của vợ chồng;

- Tư vấn Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng;

- Tư vấn thủ tục gửi giữ di chúc;

- Tư vấn hiệu lực pháp luật của di chúc;

- Tư vấn thủ tục Công bố di chúc;

- Tư vấn giải thích nội dung di chúc;



3. Tư vấn về thừa kế theo pháp luật:

- Tư vấn các trường hợp thừa kế theo pháp luật;

- Tư vấn xác định người thừa kế theo pháp luật;

- Tư vấn về thừa kế thế vị (nếu có);

- Tư vấn về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế;

- Tư vấn về Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.

 

Giám hộ

Hỗ trợ trực tuyến

ĐIỆN THOẠI GẶP LUẬT SƯ: 0972238006(zalo, viber)

Hỗ trợ trực tuyến:
Skype: Skype
0972238006
Thừa kế là gì, di sản thừa kế là gì, cách xác định di sản thừa kế
THỦ TỤC CÔNG CHỨNG CHO THUÊ NHÀ ĐẤT
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
luật sư ly hôn
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Hợp Đồng Tặng Cho Tài Sản Nhà Đất
luật sư tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
luat su rieng cho cong ty
luật sư doanh nghiệp
luat su nha dat
luật sư doanh nghiệp
luật sư trả lời đài truyền hình
luật sư trả lời báo chí
Trang chủ | Luật sư chuyên giải quyết thuận tình ly hôn tại tphcm | Luật sư chuyên đại diện ủy quyền ly hôn | Luật sư chuyên soạn thảo các loại hợp đồng | Luật sư ly hôn tại Tân Bình, Gò Vấp | Luật sư chuyên đại diện cho doanh nghiệp tại tòa án | Văn phòng luật sư tư vấn | Luật sư chuyên tranh chấp nhà đất với người nước ngoài | Luật sư chuyên tranh chấp nhà đất cho việt kiều tại sài gòn | Luật sư chuyên khởi kiện tranh chấp thừa kế | Luật sư chuyên khởi kiện thu hồi nợ | Luật sư chuyên làm giấy tờ nhà đất tại tphcm | Luật sư giỏi tại thành phố hồ chí minh | Dịch vụ sang tên sổ đỏ sổ hồng | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê nhà xưởng | Tư vấn người nước ngoài ly hôn với người việt nam | Luật sư giỏi về thừa kế tại tphcm | Luật sư tư vấn luật đất đai | Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại trong vụ án hình sự | Luật sư chuyên tư vấn chia tài sản sau khi ly hôn | Luật sư pháp chế doanh nghiệp | Phí thuê luật sư ly hôn tại tphcm | Tư vấn thủ tục nhận thừa kế nhà đất | Luật sư cho việt kiều và người nước ngoài | Luật sư giỏi chuyên tố tụng | Luật sư cho công ty tại quận 6, bình tân | Luật sư cho công ty tại quận 5, quận 11, quận 10 | Luật sư tư vấn kiện đòi nhà cho thuê | Luật sư chuyên nhà đất quận 9, quận 12 | Luật sư tư vấn cho cá nhân | Luật sư chuyên soạn thảo, review hợp đồng | Luật sư chuyên bào chữa các vụ án hình sự | Luật sư tại thành phố Thủ Đức | Luật sư tư vấn vu khống nói xấu xúc phạm danh dự trên facebook | Luật sư tư vấn soạn thảo văn bản, hợp đồng | Luật sư tư vấn soạn đơn khởi kiện | Luật sư hình sự tại thành phố hồ chí minh | Luật sư nhà đất tại thành phố thủ đức | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa tội lây lan dịch bệnh | Luật sư giỏi chuyên về lao động | Việt kiều có được thừa kế nhà đất tại việt nam không? | Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp mua bán nhà đất | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê nhà mùa covid | Luật sư tư vấn phân chia tài sản chung của vợ chồng | Luật sư tư vấn thu hồi công nợ | Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp | Luật Sư Làm Ly Hôn Nhanh Tại Tphcm | Tư Vấn Kiện Đòi Lại Nhà Cho Ở Nhờ | Luật sư tư vấn kiện đòi nhà | Luật sư tư vấn mua bán nhà đất | Luật sư tư vấn hợp đồng vô hiệu | Tư vấn hợp đồng giả cách | Luật Sư Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai | Tư Vấn Tranh Chấp Ly Hôn | Luật Sư Chuyên Ly Hôn Nhanh Trọn Gói | Tư Vấn Chuyển Nhượng Cổ Phần Vốn Góp | Luật Sư Bảo Hộ Doanh Nghiệp | Luật Sư Giải Quyết Ly Hôn Nhanh Tại Tphcm | Tư Vấn Kiện Đòi Nợ | Luật Sư Tranh Chấp Nhà Ở | Luật Sư Chuyên Soạn Đơn Khởi Kiện Khiếu Nại | Luật sư tư vấn soạn đơn ly hôn | Luật Sư Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp | Luật Sư Tư Vấn Tại Công Ty | Luật Sư Chuyên Nhà Đất Tại Quận 6, Bình Tân, Bình Chánh | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Nuôi Con Khi Ly Hôn | Luật Sư Tư Vấn Cho Người Hoa Tại tphcm/Hoa Kiều | Luật Sư tư Vấn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động | Luật Sư Tư Vấn Cho Việt Kiều Úc, Mỹ, Canada | Luật Sư Tư Vấn Luật Thường Xuyên Cho Doanh Nghiệp | Công Chứng Khai Nhận Thừa Kế | Văn Phòng Luật Sư Tư Vấn Chia Tài Sản Khi Ly Hôn | Luật Sư Tư Vấn Bất Động Sản | Luật Sư Tư vấn Thừa Kế Tại Quận 6, Bình Tân | Luật Sư Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại | Luật Sư Chuyên Đại Diện Ủy Quyền Tại Tòa Án | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Bình Tân | Luật Sư Ly Hôn Tại Quận 6 | Luật Sư Chuyên Ly Hôn Tại Bình Thạnh, Gò Vấp | Luật Sư Hình Sự Tại Biên Hòa | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Quận 10, Quận 11 | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Cố Phần Vốn Góp | Luật Sư Bảo Vệ Bào Chữa Tại Trung Tâm Trọng Tài | luật sư giỏi uy tín tại tphcm | Luật Sư tại Quận Tân Phú | Luật Sư Quận tại Phú Nhuận | Luật Sư tại Quận Gò Vấp | Dịch Vụ Hợp Thức Hóa Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Nhà Đất Cho Việt Kiều | Luật Sư Tư Vấn Cho Công Ty | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Bình Chánh | Luật Sư Chuyên Khởi Kiện Án Hành Chính | Luật Sư Tư Vấn Lấn Chiếm Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất | Tư Vấn Cấp Sổ Đỏ, Sổ Hồng | Luật Sư Tư Vấn Phân Chia Thừa Kế | Luật Sư Tư Vấn Cho Công Ty Bất Động Sản | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Đất Đai Tại Bình Chánh | Luật Sư Bào Chữa Hình Sự | Luật Sư Tư Vấn Ngoài Giờ | Tranh Chấp Thừa Kế Có Yếu Tố Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đòi Lại Tài Sản | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đứng Tên Dùm Nhà Đất | Luật sư chuyên tư vấn doanh nghiệp | luật sư chuyên thuận tình ly hôn cho việt kiều/người nước ngoài | Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn với việt kiều | Tư vấn ly hôn chia tài sản với việt kiều | Luật sư tư vấn kháng cáo | Luật sư chuyên về tranh chấp đất đai tại tphcm | Luật sư cho ca sĩ, diễn viên | Tư vấn thay đổi trụ sở, giấy phép công ty | Luật sư tư vấn tranh chấp nhà thuộc sở hữu chung | Luật sư tư vấn lập di chúc | Luật sư giỏi về hình sự tại thành phố hồ chí minh | Luật sư giỏi về nhà đất tại tphcm | Luật sư giỏi di chúc thừa kế tại tphcm | Luật sư chuyên tranh chấp nhà chung cư | Luật sư giỏi về hình sự tại sài gòn | Luật sư chuyên tranh chấp hợp đồng góp vốn | Luật sư chuyên thừa kế di chúc | Luật sư chuyên tranh chấp vay tiền | Luật sư tư vấn luật đất đai | Kê khai thừa kế | tư vấn công chứng mua bán nhà đất | luật sư tư vấn thành lập công ty | luật sư chuyên tư vấn ly hôn chia tài sản | dịch vụ luật sư di sản thừa kế | Dịch vụ luật sư nhà đất tại TPHCM | luật sư tại quận 1 | luật sư tại quận 2 | luật sư tại quận 3 | luật sư tại quận 4 | luật sư tại quận 5 | Luật Sư Tại Quận 6 | luật sư tại quận 7 | luật sư tại quận 8 | luật sư tư vấn, bào chữa tội chống người thi hành công vụ | Luật sư tại quận 10 | Luật sư tại quận 11 | luật sư tại quận 12 | Luật sư tại quận bình thạnh | Luật sư tại huyện bình chánh | Luật sư huyện Nhà Bè | luật sư huyện hóc môn | Văn phòng Luật sư Nhà Đất | Luật sư huyện Cần Giờ | Văn phòng luật sư tại TPHCM | Luật Sư Tại Sài Gòn | luật sư việt nam | Luật sư Uy Tín | Luật sư Công Ty | luật sư tư vấn ly hôn tại thủ đức | Luật sư chuyên tranh chấp thừa kế | luật sư bào chữa tại tòa án | luật sư tại quận bình tân | Dịch thuật công chứng tại tphcm | luật sư giỏi và uy tín | luật sư tư vấn tại nhà | luật sư tư vấn hợp đồng mua bán nhà đất | mẫu hợp đồng mua bán nhà | mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà | luật sư chuyên hình sự | luật sư tư vấn thu hồi nợ | luật sư chuyên nhà đất | luật sư chuyên về khiếu nại, khởi kiện | luật sư giỏi về nhà đất | luật sư chuyên hợp đồng kinh tế | luật sư tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa | luật sư tư vấn tại bình dương | luật sư tại biên hòa đồng nai | Văn phòng luật sư tư vấn ly hôn | Luật Sư tư vấn tại Long An | Luật sư tư vấn tại cần thơ | Văn Phòng Luật Sư Chuyên Thừa Kế | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn | Luật Sư Làm Chứng | Tư Vấn Công Chứng Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Cho Người Nước Ngoài | Luật Sư Riêng Cho Công Ty | Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Về Thuế Kế Toán | Tư Vấn Công Chứng Tại Nhà | Luật Sư Thừa Kế Tại Tphcm | Tư Vấn Luật Cho Việt Kiều Mỹ | Luật Sư Tư Vấn Cho Việt Kiều Mua Nhà Tại Việt Nam | Luật Sư Tại Thành Phố Hồ Chí Minh | Luật Sư Tư Vấn Luật Lao Động | Luật Sư Riêng Cho Các Công Ty Tại Sài Gòn | Luật Sư Quận Tân Bình | Luật Sư Cho Doanh Nghiệp | luật sư riêng cho các công ty | luật sư tư vấn thừa kế nhà đất cho việt kiều | luật sư riêng cho công ty nước ngoài tại việt nam | Đoàn luật sư tphcm - VPLS Gia Đình | Tư vấn chia tài sản khi ly hôn | luật sư tư vấn tranh chấp tại toà án | Luật sư tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài | luật sư bào chữa tại tòa án tphcm | luật sư tại quận 1 | tin tức nóng | luật sư tại quận 3 | Luật sư tư vấn bảo hiểm nhân thọ | luật sư tại quận 5 | luật sư bào chữa tư vấn tội cưỡng đoạt tài sản | luật sư tại quận 7 | luật sư tại quận 8 | Luật sư chuyên tranh chấp nhà đất quận 9, quận 2 | luật sư tại quận 10 | luật sư tư vấn bào chữa tội tham ô | Thuê luật sư bào chữa hình sự | luật sư nhà đất thừa kế tại quận tân bình | luật sư thừa kế tại huyện bình chánh | luật sư chuyên thừa kế nhà đất tại quận bình tân | luật sư bào chữa tội làm con dấu, tài liệu, hồ sơ giả | luật sư chuyên thừa kế tại quận phú nhuận | luật sư bào chữa tư vấn tội cố ý gây thương tích | Luật sư tư vấn về xây dựng/luật xây dựng | Luật Sư Chuyên Về Di Chúc | luật sư giỏi về nhà đất tại quận bình thạnh | Tư vấn du học xin visa | Luật sư tranh chấp nhà đất | Luật sư tư vấn di chúc | Luật sư thừa kế nhà đất tại gò vấp | luật sư tranh tụng tại tòa án | luật sư tư vấn hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất | luật sư chuyên tư vấn hợp đồng thuê nhà | Văn Phòng Luật Sư Chuyên Hình Sự Tại Tphcm | Luật sư chuyên tranh chấp hợp đồng | Luật sư tranh chấp bất động sản | Văn phòng luật sư doanh nghiệp | Luật Sư Bào Chữa Tại TPHCM | Luật sư tư vấn hợp đồng vay tiền | Thủ tục tuyên bố 1 người tâm thần | Luật sư tư vấn tranh chấp công ty | luật sư tư vấn thu hồi nợ | luật sư tư vấn thuận tình ly hôn | luật sư tư vấn đơn phương ly hôn | Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai | Dịch vụ luật sư làm sổ hồng sổ đỏ | Luật Sư Tố Tụng | Dịch Vụ Luật Sư Ly Hôn Nhanh | Luật sư tư vấn ly hôn tại quận 5, quận 11 | Luật Sư Tư Vấn Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng | luật sư tư vấn thừa kế theo di chúc | Luật sư tư vấn phân chia thừa kế quận 6, quận 11, quận 10, quận 5 | Luật sư thừa kế tại quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 7 | Luật sư tư vấn phân chia thừa kế tại quận 8, quận 9, quận 12 | Luật sư phân chia thừa kế tại bình chánh, Tân Phú, Bình Thạnh, nhà bè | Luật Sư Cho Doanh Nghiệp | Luật Sư Chuyên Tư Vấn Thừa Kế Tại Quận 5 | Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự, ly hôn, thừa kế, nhà đất, doanh nghiệp | Luật sư tư vấn bào chữa tội đánh bạc/đá gà/lô đề/cá độ | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Mua Bán Nhà | Tư Vấn Công Chứng Thừa Kế | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Kinh Doanh | Luật Sư Tư Vấn Soạn Thảo Hợp Đồng | Thừa Kế Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn Đòi Lại Nhà Đất | Dịch Vụ Luật Sư Thu Hồi Nợ Khó Đòi | Luật sư tư vấn tranh chấp cổ đông công ty | Khởi Kiện Bồi Thường Danh Dự Nhân Phẩm | Luật Sư Tranh Chấp Thừa Kế Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Nhà | Luật Sư Chuyên Tư Vấn Khởi Kiện | Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình | Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng Góp Vốn | Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng | Luật Sư Giỏi Uy Tín Tại Việt Nam | Luật Sư Tại Sài Gòn Việt Nam Tư Vấn Cho Việt Kiều | Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Trọng Tài | Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tại Tphcm | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Doanh Nghiệp | Tổng Đài Tư Vấn Pháp Luật | Luật Sư Tư Vấn Mua Nhà Đang Thế Chấp Ngân Hàng | Quyền Thừa Kế Nhà Đất Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn Tặng Cho Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Đứng Tên Dùm Nhà Đất Căn hộ Chung Cư | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Cho Việt Kiều | Luật Sư Tư Vấn Mua Bán Căn hộ | Luật sư tư vấn Thỏa Thuận Tài Sản Của Vợ Chồng | Tư Vấn Pháp Luật Thừa Kế | Luật Sư Tư Vấn Trọn Gói Cho Doanh Nghiệp | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Bình Thạnh, Bình Tân, Quận 6, Gò Vấp | Luật Sư Sài Gòn Chuyên Bào Chữa Ở Miền Tây | Dịch Vụ Luật Sư Đòi Nợ | Luật Sư Tư Vấn Mua Đất Nền | Luật Sư Tư Vấn Đơn Phương Ly Hôn Tại Quận 6 | Luật Sư Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Với Người Nước Ngoài | Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Đất | Tư vấn Thành Lập Chi Nhánh Văn Phòng Đại Diện | Luật Sư Tư Vấn Công Ty Cổ Phần | Luật Sư Chuyên Tư Vấn Khai Di Sản Thừa Kế | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Thừa Kế Nhà Đất Tại Biên Hòa | Tranh Chấp Hợp Đồng Thuê Nhà | Điều Kiện Việt Kiều Mua Nhà Sài Gòn | Tư Vấn Bồi Thường Khi Bị Thu Hồi Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Nội Bộ Doanh Nghiệp | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Mua Bán Căn Hộ Chung Cư | Luật sư trên truyền hình và báo chí | Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Lao Động | Luật Sư Tư Tranh Chấp Mua Bán Đất Nền | Luật Sư Tại Chợ Lớn | Luật Sư Tư Vấn Về Án Phí | Tư Vấn Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Hợp Đồng Đặt Cọc | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Ranh Giới Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Lối Đi Chung | Luật sư tư vấn giữ quốc tịch cho việt kiều | Luật sư tư vấn xác nhận nguồn gốc việt nam | Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn cho việt kiều | Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn tại sài gòn việt nam | Luật sư tư vấn kiện đòi nhà cho việt kiều | Dịch vụ luật sư nhà đất dành cho việt kiều | Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn tại việt nam | Luật sư chuyên bào chữa cho bị can bị cáo | Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn | Cần Tìm Thuê Luật Sư Giỏi Tại Tphcm | Luật sư tư vấn ly hôn nhanh tại bình tân, quận 6 | Luật sư tư vấn luật thừa kế tại tphcm | Làm sao để dành được quyền nuôi con khi ly hôn | Luật sư tư vấn lập vi bằng | Luật sư tư vấn tố cáo vi phạm hình sự | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng do bất khả kháng | Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương | luật sư chuyên tư vấn đòi nợ | Luật sư chuyên tranh tụng hình sự | Luật sư tư vấn tranh chấp giáp ranh nhà đất | Luật sư tư vấn kiện hủy giấy chứng nhận sổ hồng sổ đỏ | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa cho người bị hiếp dâm trẻ em | Luật sư chuyên tư vấn luật đất đai nhà ở | Luật sư tư vấn thời hiệu khởi kiện thừa kế | Luật sư tư vấn bào chữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Luật sư chuyên bào chữa hình sự tại tphcm | Luật sư chuyên về kinh tế | Luật sư chuyên tư vấn khởi kiện vụ án hành chính quyết định hành chính | Luật sư chuyên tư vấn kiện đòi đất | Luật sư giỏi chuyên về tranh chấp hợp đồng kinh tế thương mại kinh doanh | Luật sư tư vấn nhà đất | Luật sư tư vấn làm mới và gia hạn visa - Renew and extend visa | Luật sư tư vấn làm thẻ tạm trú – Renew/extend temporary residence | Luật sư tư vấn giấy phép lao động cho người nước ngoài/Working permit | Luật sư tư vân kết hôn với người nước ngoài | Luật sư chuyên bào chữa tội mua bán vận chuyển tàng trữ ma túy | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê nhà hàng, khách sạn, mặt bằng | Luật sư tư vấn tranh chấp ranh đất | Luật sư tư vấn luật hình sự | Luật sư tư vấn tại ngoại, bảo lãnh | Luật sư tư vấn qua điện thoại, online, trực tuyến | Luật sư tư vấn thừa kế do chết vì covid | Luật sư tư vấn hợp đồng nhà xưởng, văn phòng | Lawyer at Ho Chi Minh City, Viet nam | divorce lawyer at Ho Chi Minh City | Luật sư tư vấn thừa kế sổ tiết kiệm, tài sản | Luật sư tư vấn thừa kế cổ đông cổ phần vốn góp cổ phiếu trong công ty | Luật sư tư vấn thừa phát lại | Văn phòng luật sư tại quận 1 | Luật sư tư vấn ly hôn với người nước ngoài | Luật sư tư vấn tố cáo, khiếu nại | Luật sư tư vấn thừa kế nhà đất tại bình thạnh | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa tội phạm công nghệ cao, mạng internet, facebook | Luật sư chuyên tư vấn mua bán đất dự án | Luật sư chuyên tư vấn mua bán nhà đất bằng tay | Luật sư chuyên bào chữa tội tham ô, hối lộ, lợi dụng chức vụ | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa tội buôn lậu | Luật sư tư vấn bào chữa tội trốn thuế | Luật sư giỏi tại tphcm | Luật sư công giáo | Luật sư tư vấn làm đơn giám đốc thẩm | Luật sư giỏi chuyên đòi nhà đất | Luật sư chuyên tư vấn thi hành án | Luật sư tư vấn đòi lại tiền mua đất nền dự án | Luật sư chuyên tư vấn kiện đòi giấy chứng nhận, sổ đỏ, sổ hồng | Thế nào là tội cho vay nặng lãi | Luật sư giỏi chuyên bào chữa án ma túy | Tư vấn về hành vi ngoại tình vợ chồng | Luật sư tư vấn bào chữa về tai nạn giao thông | Luật sư tư vấn bào chữa về tội mua bán hàng cấm | Luật sư tư vấn tranh chấp tín dụng ngân hàng | Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh | Luật sư tư vấn kiện thẩm mỹ viện | Luật sư chuyên tư vấn mua bán doanh nghiệp | Luật sư tư vấn bào chữa tội mua bán ma túy | Luật sư tư vấn hộ kinh doanh cá thể | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa về tiền bitcoin | Luật sư chuyên tư vấn ủy quyền | Các án lệ | Luật sư chuyên tư vấn đầu tư nước ngoài | Luật sư giỏi chuyên bào chữa án kinh tế | Luật sư tư vấn bào chữa khi bị bắt | Luật sư giỏi chuyên tư vấn bào chữa tại đà nẵng | Tư vấn đòi nhà đất đứng tên dùm | Luật sư giỏi tại long thành đồng nai | Luật sư chuyên giải quyết các loại tranh chấp | Làm sao để được án treo? | Luật sư tư vấn đòi nợ cho công ty | luật sư tư vấn hoàn công, giấy phép xây dựng | Luật sư tư vấn bào chữa tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy | Luật sư nhận ủy quyền đại diện | Giới thiệu | VIDEO LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN LUẬT TRÊN TRUYỀN HÌNH | Luật Sư tư vấn bào chữa tội giết người | Luật Sư Thừa kế | Thành Công Đạt Được | Luật Sư Riêng Cho Gia Đình Và Doanh Nghiệp | Báo Chí Và Chúng Tôi | Luật Sư Doanh Nghiệp | Luật Sư Nhà Đất | Luật Sư Di Trú | Luật sư Dân sự | Luật Sư Hình Sự | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn | Luật Sư Tranh Tụng | Luật sư tư vấn luật lao động | Văn phòng luật sư tư vấn cho việt kiều | Luật sư Chuyên Kinh Tế | Luật Sư Giỏi Về Hình Sự | Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Doanh Nghiệp | Luật Sư Thi Hành Án | Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí | Dịch Thuật Công Chứng | Luật Sư Riêng Cho Công Ty Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn | Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng | Luật Sư Công Nợ | Luật Sư Chuyên Tranh Tụng Tại Tphcm | Luật Sư bào chữa tư vấn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản | Luật Sư Kinh Nghiệm | Hỏi đáp pháp luật | Văn bản pháp luật | Liên Hệ

  ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH

Chúng tôi tư vấn cho tất cả các khách hàng tại quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, tân bình, phú nhuận, Bình Thạnh, bình tân, tân phú, bình chánh, Thủ Đức... và các tỉnh trong cả nước. Chúng tôi tư vấn tận nhà, tận công ty nếu quý khách có nhu cầu thì liên hệ các luật sư gần nhất địa điểm quý vị đang sinh sống.

Liên hệ gặp luật sư: 

Văn phòng trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Quận 6, TP.HCM

(bên cạnh Phòng công chứng số 7).

Chi nhánh tại Biên Hòa: 5/1 Nguyễn Du, Quang Vinh,

Biên Hoà, Đồng Nai.

64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM



Luật Sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng, điện thoại: 0972238006 (zalo-viber)- 028.38779958

Để thuận tiện cho quý vị muốn gặp trực tiếp luật sư, vui lòng điện thoại trước cho luật sư khi quý vị đến văn phòng chúng tôi. 

Trân trọng cảm ơn.




Email: vanphongluatsugiadinh@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net.vn
Giấy phép số: 41.01.1999/TP/ĐKHĐ do Sở tư pháp Tphcm cấp 03/06/2013, chủ sở hữu website: Trần Minh Hùng