|
Tư vấn luật đất đai khi chuẩn bị phát sinh giao dịch về Nhà Đất |
Tư vấn luật đất đai khi chuẩn bị phát sinh giao dịch về Nhà Đất
Đây là giai đoạn tiền đề và cũng là giai đoạn quan trọng nhất, việc Tư vấn rõ ràng những điều khoản mà khách hàng đang băn khoăn, chưa hiểu rõ về tính chất pháp lý sẽ hạn chế thấp nhất việc tranh chấp sau này xảy ra, đồng thời cũng tạo sự an tâm cho khách hàng khi quyết định những giao dịch về Nhà Đất. Văn phòng Luật sư Gia Đình sẽ đồng hành cùng khách hàng của mình bằng những dịch vụ Tư vấn luật đất đai sau:
- Tư vấn, kiểm tra tính chính xác của Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, sở hữu công trình xây dựng trên đất;
- Tư vấn, kiểm tra về nguồn gốc, tranh chấp, quy hoạch đối với Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, sở hữu công trình xây dựng trên đất;
|
Quy định về chủ thể lập, cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu ở nước ngoài |
òa án Việt Nam công nhận giấy tờ, tài liệu do đương sự ở nước ngoài gửi về nộp cho Tòa án hoặc giấy tờ, tài liệu đó do đương sự ở trong nước cung cấp cho Tòa án nếu đáp ứng được yêu cầu của pháp luật Việt Nam về hợp pháp hóa lãnh sự hoặc công chứng, chứng thực đối với từng loại giấy tờ, tài liệu.
1. Quy định về chủ thể lập, cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu ở nước ngoài cụ thể như sau:
– Điều 478 của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rõ hai loại chủ thể lập, cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu:
- (i) Cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, lập, xác nhận
- (ii) Cá nhân cư trú ở nước ngoài tự lập, đồng thời, quy định về các điều kiện để giấy tờ, tài liệu do từng loại chủ thể nêu trên cấp, lập, xác nhận được Tòa án Việt Nam công nhận.
|
Luật sư tư vấn quy trình khởi kiện tranh chấp đất đai ra tòa án? |
Theo khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Trường hợp 1: Có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp 2: Không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này. Trong trường hợp này chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức sau:
• Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
• Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. |
Luật sư tư vấn mẫu hợp đồng mua bán nhà đất viết tay |
- Điều khoản về quyền sử dụng đất chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
- Việc giao và đăng ký quyền sử đất;
- Trách nhiệm nộp thuế và nộp lệ phí;
- Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng;
- Lời cam đoan của các bên trong hợp đồng;
- Điều khoản cuối cùng
|
Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc thế nào? |
1. Đơn khởi kiện.
2. Hợp đồng đặt cọc hoặc các tài liệu khác chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
3. Nếu người khởi kiện là cá nhân thì cần có thêm CMND, hộ khẩu gia đình (bản sao).
4. Bản kê khai các tài liệu (nộp kèm với đơn khởi kiện).
5. Các giấy tờ liên quan khác. |
Cha mẹ bán nhà đất có cần phải hỏi ý kiến, xin chữ ký các con không? |
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT như sau:
+ Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Đối với trường hợp hợp đồng, văn bản giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất thì khi thực hiện các giao dịch dân sự, giao dịch đó phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các thành viên đồng sở hữu, nếu một trong các thành viên không ký vào văn bản đó được thì phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư. |
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở? mẫu hợp đồng mua bán nhà? |
b/Xác định lỗi của mỗi bên, qua đó bên có lỗi phải bồi thường
Ngoài việc buộc các bên trả lại những gì đã nhận. Tòa án sẽ xem xét hợp đồng mua bán có gây thiệt hại cho bên nào không? Qua đó sẽ tuyên bố trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Xác thiệt hại: Thông thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán nhà đất bao gồm:
- Khoản tiền mà bên bán bỏ ra sử chữa, khôi phục lại hiện trạng bên ban đầu do bên mua tháo dỡ
- Khoản tiền bên mua đã bỏ ra đầu tư, sửa chữa,…
Xác định lỗi:
- Một bên bị coi là có lỗi nếu bên đó có hành vi làm cho bên kia nhầm tưởng là có đầy đủ điều kiện để mua nhà ở hoặc bán nhà ở là hợp pháp.
- Trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do lỗi của hai bên, thì Toà án phải xác định mức độ lỗi của mỗi bên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi bên.
Xác định trách nhiệm bồi thường:
- Nếu mức độ lỗi của các bên là ngang nhau thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm nửa thiệt thiệt hại.
- Nếu bên mua có lỗi trong hợp đồng mua bán, thì phải bồi thường cho bên bán bỏ ra để sửa chữa, khôi phục tình trạng ban đầu.
- Nếu bên bán bán có lỗi trong hợp đồng mua bán thì bên bán phải bồi thường chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa, cải tạo sửa chữa …( nếu có) Trong trường hợp có sự chênh lệch giá nhà mà bên mua bị thiệt hại thì bên bán phải bồi thường khoản tiền chênh lệch giá được xác định Khoản tiền chênh lệch được tính theo tỷ lệ số tiền bên mua nhà đã trả.
|
Luật sư tư vấn các điểm cần lưu ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất |
1. Kiểm tra quy hoạchThực tế nhiều căn nhà rao bán gấp có thể do đang vướng quy hoạch. Người môi giới thường là người sẽ giúp chủ nhà điều tra các thông tin này, vì họ thường là người nắm rõ vấn đề này. Do đó, chủ nhà cần tham khảo về nhà đất đó tại Phòng Quản lý Đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại UBND Quận, Huyện nơi bất động giao dịch. Việc kiểm tra cần phải được thực hiện với thông tin chính xác trước khi đặt cọc. |
Luật sư tư vấn việc tự ý chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng? |
Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Như vậy, chỉ trong trường hợp công ty gặp khó khăn đột đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động,…, thì công ty mới có quyền chuyển công tác mà không cần sự đồng ý của người lao động. Song thời hạn này không được quá 60 ngày trong 1 năm, trừ trường hợp được người lao động đồng ý thì thời hạn này có thể được kéo dài.
Theo đó, trong nhưng trường hợp khác nếu không có sự đồng ý của người lao động thì công ty sẽ không được tự ý điều chuyển công tác người lao động. |
Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam? Thủ tục và hồ sơ thế nào? lưu ý? |
- Người nước ngoài này phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Người nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt nam theo quy định tại khoản 1 Điều 159, khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014, bao gồm: cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam (theo quy định của Luật nhà ở và các văn bản pháp luật có liên quan) và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
- Người nước ngoài này phải đáp ứng điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo diện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nếu không được sở hữu nhà ở theo diện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt nam khi họ được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật. |
Người nước ngoài mua nhà chung cư ở Việt Nam |
1. Luật sư tư vấn pháp luật đất đai
Với tình hình số lượng người nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài ngày càng gia tăng ở nước ta, để đảm bảo tránh trường hợp người nước ngoài sở hữu quá nhiều bất động sản gây ảnh hưởng đến chính sách cũng như quá trình phát triển của đất nước, hiện nay pháp luật nước ta có những quy định cụ thể về điều kiện và số lượng bất động sản mà người nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam.
Vậy những quy định này cụ thể như thế nào? Bạn hãy liên hệ với Văn Phòng Luật Sư Gia Đình để chúng tôi giải đáp cụ thể các vấn đề mà bạn đang vướng mắc dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các hình thức như đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 0972238006 để được bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi hỗ trợ tư vấn kịp thời vấn đề của mình.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo nội dung chúng tôi đã tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về vấn đề này. |
Người nước ngoài có quyền sở hữu đất tại Việt Nam không? |
Hiện nay, với các chính sách hội nhập nền kinh tế thế giới, nước ta đang có các chính sách đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế có yếu tố nước ngoài. Từ đó kéo theo có rất nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc hoặc đầu tư kinh doanh.
Trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam có rất nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu sở hữu các bất động sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, do bất động sản là loại tài sản có giá trị lớn và tương đối đặc thù do đó việc cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn sở hữu các bất động sản ở Việt Nam cần tuân thủ theo các điều kiện của pháp luật Việt Nam.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp do chưa nắm bắt được các quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề sở hữu bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam dẫn đến rất nhiều các tranh chấp xảy ra trong vấn đề này mà các tranh chấp chủ yếu liên quan đến thủ tục chuyển nhượng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đặc biệt là bên mua.
Để được tư vấn cụ thể về các vấn đề liên quan đến việc sở hữu đất đai của người nước ngoài tại Việt Nam, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao kết hợp đồng, quý khách hàng nên có sự tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này. Hoặc quý khách hàng có thể liên hệ với Văn Phòng Luật Sư Gia Đình thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ với số 0972238006 để được chúng tôi tư vấn cụ thể vấn đề của mình. |
Luật sư giỏi chuyên tranh chấp nhà đất tại sài gòn việt nam |
Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai
Tranh chấp đất đai hiện nay là một vấn đề nóng hổi, được mọi sự quan tâm của rất nhiều người, thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Bởi nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Việc giải quyết tranh chấp đất đai này vô cùng khó khăn, phức tạp.
- Khái niệm tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội ở mọi thời kì lịch sử. Các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật đất đai, vì thế sẽ xuất hiện những mâu thuẫn, những bất đồng, những ý kiến khác nhau.
Vậy, tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay sung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. |
Luật sư giỏi về nhà đất tại sài gòn việt nam |
Khi gặp phải một vấn đề pháp lý, hấu hết chúng ta đều nghĩ đến việc tìm cho mình một Luật sư giỏi. Nhưng làm thế nào để tìm được một luật sư giỏi thì ngay cả những người trong nghề cũng chưa thể đưa ra một tiêu chuẩn chung để thống nhất. Nguyên nhân là do lịch sử phát triển của nghề Luật sư tại Việt Nam chưa lâu, đội ngũ Luật sư có sự khác nhau về trình độ, kinh nghiệm, hiểu biết xã hội cũng như triết lý hành nghề. Tuy vậy, vẫn có một số tiêu chuẩn nhất định để bạn có thể chọn ra cho mình một Luật sư chuyên nghiệp, đáng tin cậy, chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều đó trong bài viết dưới đây. |
Luật sư tư vấn nguyên tăc giải quyết tranh chấp đất đai |
Trong cuộc sống thường ngày, tranh chấp đất đai được xem là một trong những vấn đề thường nhật và nhức nhối của toàn xã hội. Vụ việc về vấn đề này xảy ra một cách thường trực mỗi ngày. Và không phải là người dân nào cũng nắm được những quy định pháp lý để để giải quyết tranh chấp đât đai giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình. Chính vì vậy nên đôi khi do không nắm được quy định nên dẫn đến nhiều sự việc rất thương tâm bởi người dân không hiểu đây cũng là một trong những sự việc cần được giải quyết theo quy định của pháp luật. Nhiều người không biết được mình phải trình báo vụ việc như thế nào và trình tự giải quyết ra sao để bảo vệ tối đa quyền lợi hợp hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp đất đai. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về vụ việc tranh chấp đất đai, để từ đó có thể tự mình bảo vệ quyền lợi cho mình trong tình huống có thể. |